fbpx

Phong tục đón tết Âm Lịch của Singapore có điều gì đặc sắc?

Quốc đảo Sư Tử là một trong những nước ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Vậy phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Singapore như thế nào và có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán ở Singapore vào ngày nào?

Singapore, quốc đảo đa văn hóa, đón Tết Nguyên Đán với những nét đặc trưng riêng biệt. Với cộng đồng người Hoa đông đảo, Tết Nguyên đán ở đây mang đậm sắc màu truyền thống Trung Hoa. Giống như người Việt, người Singapore cũng đón Tết vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch. Không khí Tết ngập tràn khắp các con phố với những hoạt động trang trí nhà cửa, nấu ăn truyền thống và các lễ hội sôi động.

Ngày tết âm lịch tại Singapore

Phong tục đón Tết cổ truyền của người Singapore

Tết cổ truyền của Singapore cũng có những phong tục truyền thống, trong đó phải kể tới:

Cũng như người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, người Singapore cũng tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo. Họ cũng có tục lệ đốt hình nộm và cúng cơm tiễn ông Táo lên trời để báo cáo công việc một năm. Tuy nhiên, một điểm thú vị là người Singapore còn có thêm phong tục thoa đường, mật ong và rượu lên môi hình nộm. Họ tin rằng điều này sẽ giúp ông Táo báo cáo những điều tốt đẹp nhất lên Ngọc Hoàng, mang lại nhiều may mắn cho gia đình trong năm mới.

Thả cá chép ngày 23/12

Dọn dẹp, trang trí nhà cửa và mua sắm

Việc chuẩn bị đón Tết ở Singapore mang ý nghĩa rất sâu sắc. Người dân nơi đây tin rằng, bằng cách dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí đẹp mắt và sắm sửa quần áo mới, họ sẽ tạo ra một không gian tươi mới, tràn đầy năng lượng tích cực, từ đó đón nhận nhiều may mắn và tài lộc trong năm mới.

Trang trí tết của Singapore

Mâm cơm sum họp và lì xì

Tết Nguyên Đán ở Singapore là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp bên mâm cơm ấm cúng. Bữa cơm cuối năm không chỉ là thời gian để thưởng thức những món ăn truyền thống mà còn là dịp để mọi người chia sẻ những câu chuyện vui buồn trong năm qua, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đẹp và gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Mâm cơm tết của người Singapore

Tặng quýt với ý nghĩa sung túc

Nếu như người Việt Nam trang trí mâm ngũ quả ngày Tết, thì người Singapore lại ưa chuộng quýt và thơm hơn. Theo họ, quýt có màu cam rực rỡ nếu theo tiếng Quảng Đông có nghĩa là vàng thể hiện sự sung túc. Do đó, vào những ngày đón năm mới người Singapore không trưng hoa đào, hoa mai mà chọn cây quýt để trang trí trong nhà hay nơi làm việc.

Người Singapore còn tặng quýt cho người thân và bạn bè với ý nghĩa mang nhiều tài lộc, may mắn cho người nhận. Bên cạnh đó, họ còn có phong tục tặng đồ đôi hoặc số chẵn nhưng kiêng số 4 vì sẽ gặp nhiều điều xui xẻo trong cả năm. Nếu tặng quà lì xì cũng sẽ theo cặp và bỏ trong bao đỏ kèm theo socola.

Quýt là loại quả đem đến may mắn trong ngày tết

Ngoài ra, người dân Singapore cũng rất ưa chuộng trái dứa vào ngày Tết. Theo tiếng Phúc Kiến thì dứa giống với từ “vượng lai”, nghĩa là phú quý tới họ không bày nguyên cả quả mà sẽ sử dụng để làm nhân bánh thết đãi khách vào ngày Tết.

Dành cả tháng để ăn chơi

Tết ở Singapore là dịp người dân cùng nhau thư giãn và vui chơi sau một năm làm việc chăm chỉ. Theo lịch nghỉ Tết, thì người Singapore sẽ có 2 ngày, trong đó ngày mùng 1 là thăm hỏi người thân trong gia đình và ngày mùng 2 phụ nữ đi lấy chồng về thăm cha mẹ đẻ. Mặc dù chỉ có 2 ngày nghỉ, nhưng người dân Singapore dành cả tháng để ăn chơi. Sau khi kết thúc 2 ngày nghỉ Tết họ vẫn dành thời gian để thăm hỏi bạn bè và đồng nghiệp. Nhiều cơ quan tổ chức buổi tiệc ngày đầu xuân năm mới để cùng nhau trò chuyện, sum họp.

Những món ăn truyền thống của người Singapore vào dịp Tết

Vào ngày Tết Nguyên Đán ở Singapore, người dân cũng cùng nhau làm những món ăn truyền thống để thưởng thức và chiêu đãi bạn bè. Trong đó phải kể tới hai món nổi tiếng nhất và không thể thiếu được đó là:

Yumcha: Món ăn có ý nghĩa cho sự thành công và may mắn. Đây là món điểm tâm gồm các loại bánh bao, dimsum, bánh cuốn, thịt viên, bánh ngọt… Với nguyên liệu đầy màu sắc, món Yumcha còn có ý nghĩa mang tới sự may mắn và tốt lành trong năm mới.

Món ăn Yumcha

Mỗi nguyên liệu để làm món Yumcha sẽ có những ý nghĩa riêng. Chẳng hạn như, gạo nếp tượng trưng có sự dung hòa đất trời, hạt sen sung túc và nhiều của cải hay thịt và rau có ý nghĩa sum vầy…

Gỏi Yusheng: Món ăn ngày Tết ở Singapore này không thể thiếu được trong mâm cơm đầu năm mới. Món gỏi được làm từ những nguyên liệu tượng trưng cho sự phát triển gồm có đu đủ và khoai môn bào sợi, cá hồi… Món ăn này được thưởng thức cùng với các loại gia vị và nước sốt đặc biệt.

Món gỏi Yunsheng nhiều màu sắc

Những lễ hội truyền thống ở Singapore dịp năm mới

Bên cạnh tìm hiểu về những phong tục Tết Nguyên Đán ở Singapore, bạn cũng có thể khám phá những nét đặc sắc về văn hóa của người dân quốc đảo sư tử qua các lễ hội nổi tiếng như:

Sự kiện River Hongbao: Được tổ chức tại vịnh Marina và nhà hát Esplanade với hình ảnh Thần Tài và 12 con giáp, cùng những màn bắn pháo hoa rực rỡ để đón chào năm mới.

Sự kiện River Hongbao

Lễ hội hoa đăng ở Chinatown: Vào ngày đầu xuân khu phố người Hoa được trang trí với ánh đèn lung linh, cùng tiếng trống rộn ràng khắp nơi. Cùng với đỏ là hình ảnh về con giáp tượng trưng cho năm đó được trang trí mới lạ và vô cùng lộng lẫy. Lễ hội tràn ngập màu sắc của những chiếc đèn lồng và nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và sôi động. Bên cạnh đó, lễ hội còn hấp dẫn với nhiều món ăn đặc sản Trung Hoa.

Lễ hội hoa đăng ở ChinaTown

Lễ hội hóa trang đường phố Chingay: Mọi người trong trang phục rực rỡ và biểu diễn các tiết mục ca nhạc, múa, ảo thuật đường phố… dưới sự cổ vũ và reo hò. Không khí lễ hội vô cùng sôi động và thu hút đông đảo người dân tham gia.

Lễ hội hóa trang Chingay

Hy vọng với những thông tin về phong tục ngày Tết Nguyên Đán ở Singapore trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nét văn hóa đặc sắc của quốc đảo sư tử vào dịp  năm mới. Nếu có dịp bạn hãy lên kế hoạch cho chuyến đi để cùng tìm hiểu và khám phá nhiều điều thú vị trong ngày Tết cổ truyền của Singapore.
'
0705613222