Thuật ngữ tiền tip bắt nguồn từ các nước phương Tây. Ban đầu nó là khoản tiền nhỏ với mong muốn chia sẻ gánh nặng với những người lao động, phục vụ có thu nhập thấp. Lâu dần tiền tip trở nên phổ biến trong các ngành dịch vụ. Nhiều quốc gia thậm chí còn có những luật lệ riêng liên quan đến khoản tiền này.
Ở Việt Nam, tiền tip được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn là “tiền bo”. Thuật ngữ này bắt nguồn từ “pour boire” trong văn hoá Pháp. Ngày nay nhiều người miền Nam vẫn dùng khái niệm này nhằm chỉ khoản tiền nhỏ để cảm ơn người phục vụ.
Tiền tip dần trở thành một nét văn hoá thú vị trên phạm vi toàn cầu. Mà văn hoá thì có tính động và cần ứng xử một cách linh hoạt. Một tập tục có thể phù hợp với dân tộc này nhưng lại là điều cấm kỵ ở một nơi khác, tiền tip trong văn hoá du lịch cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Cho tiền tip là 1 thói quen rất phổ biến ở các nước phương Tây, nhưng dường như nó lại khá lạ lẫm đối với người Việt. Tuy nhiên văn hóa tiền tip lại rất quan trọng, nhất là khi bạn đi du lịch vì nó ngày càng được nhiều nước trên thế giới tiếp thu. Vì vậy, nếu không biết gì về khoản tiền cần tip và cách tip như thế nào, bạn sẽ nhận được những ánh mắt không thiện cảm từ người phục vụ.
Nhiều người quan niệm đây là khoản tiền cho tùy ý, nếu phục vụ tốt hoặc thích thì cho, không cũng chẳng sao. Nhưng thực tế không phải như vậy. Tuy tiền tip tuy không bắt buộc nhưng lại gần như là bắt buộc. Vì bạn sẽ để lại ấn tượng xấu nếu không cho tiền tip cho phục vụ. Văn hóa cho tiền tip ở Việt Nam và các nước có nhiều điểm khác nhau. Đối với mỗi nước, bạn cần phải biết nên cho ai, cho như thế nào và cho bao nhiêu là đủ?
Vài ví dụ điển hình về quan điểm cho tiền tip của khá nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Thậm chí luật pháp của một số nước còn quy định tiền tip là một hình thức thu nhập cá nhân và phải đóng thuế. Nhiều nhà hàng, khách sạn còn cộng cả tiền tip vào hóa đơn để tránh trường hợp khách hàng “lỡ quên”. Nhưng đối với các nước Châu Á, tiền tip thường không được khách hàng quan tâm. Đặc biệt nhiều nước còn xem hành động “tip” tiền là kém lịch sự và không tôn trọng người phục vụ, thậm chí là lãng phí đi một khoản chi tiêu không đáng có. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về văn hóa tiền tip ở nước ta và các nước khác để xử sự cho đúng cách.
Ở Việt Nam tiền tip là khoản không bắt buộc. Việc bồi dưỡng hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong vài trường hợp “tiền bo” thậm chí còn hàm ý tiêu cực. Theo những người làm du lịch lâu năm, văn hóa tiền tip ở Việt Nam khá đặc biệt, có sự khác biệt theo vùng miền, nhóm khách hàng và loại hình dịch vụ.
Người Việt Nam thường có thói quen không quan tâm đến việc cho tiền người phục vụ vì quan niệm rằng khách hàng có quyền được hưởng sự phục vụ tận tình và đây là nhiệm vụ hiển nhiên của người bán. Do đó, mỗi khi đến bất kỳ 1 nơi nào, bạn chỉ trả đủ tiền trong hóa đơn và người phục vụ cũng vui vẻ làm tròn trách nhiệm của mình.
Nhưng khi đến các nước khác, chúng ta gặp phải sự cố về vấn đề này. Thói quen không biết đến tiền tip vẫn được duy trì và để lại cái nhìn không thiện cảm cho người khác. Khi đi taxi hay nhờ người phục vụ mang giúp hành lý… mà bạn chỉ trả cho họ những lời cảm ơn và nụ cười thân thiện thì chắc chắn họ sẽ không vui, thậm chí còn tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Lúc đó bạn mới ngỡ ngàng và lưu ý hơn về vấn đề này.
Mỹ được xem là nước xuất hiện thói quen cho tiền tip từ rất lâu đời, vì thế tiền tip ở đây cũng cao hơn so với các nước khác. Công dịch vụ được tính theo giờ và càng đông khách thì tiền tip càng nhiều. Bình thường bạn phải trả từ 10% – 15% giá trị hóa đơn nếu dịch vụ trung bình, 15% – 20% nếu dịch vụ tốt và trên 20% cho dịch vụ hảo hạng.
Nếu nhờ người khuân vác trong khách sạn mang hành lý từ sảnh lên phòng hoặc ngược lại thì bạn nên tip cho họ mỗi vali, khoảng từ 1-2 dollars/vali. Tip cho nhân viên hãng máy bay express service drop off, cũng giống như vậy từ 1-2 dollars cho mỗi vali hành lý. Tiền thưởng cho người tài xế lái xe taxi, thợ cắt tóc, hoặc người phục vụ ở nhà hàng, quán bar khoảng 15% trị giá hóa đơn dịch vụ. Nếu cách phục vụ tốt, bạn rất hài lòng, bạn nên tip nhiều hơn, có thể 20-25%. Đến bất kỳ đâu trên nước Mỹ bạn cũng phải chuẩn bị 1 ít tiền lẻ để cho người phục vụ.
Trước đây, đất nước này không có thói quen thưởng tiền tip cho người phục vụ vì họ cho rằng nhân viên nhà hàng đã được trả tiền lương hằng tháng và số tiền này khá cao nên họ không cần cho thêm. Nhưng hiện nay, tiền tip đã trở thành thói quen của người bản xứ. Thông thường, tiền tip dành cho người phục vụ tại các nhà hàng là khoảng 10% giá trị hóa đơn, nhưng người Australia lại không hay “bo” cho tài xế taxi. Vì vậy, các bác tài cũng không tỏ ra khó chịu nếu không được du khách thưởng thêm. Tuy nhiên, văn hóa tiền tip của quốc gia này gần đây cũng có nhiều thay đổi, du khách có xu hướng dành tiền thưởng cho nhân viên phục vụ ngày càng nhiều.
Người Pháp vốn nổi tiếng lịch thiệp nên họ không bao giờ quên thưởng tiền cho nhân viên phục vụ. Họ luôn biết phải cho những ai và cho bao nhiêu tiền. Bên cạnh đó, tiền tip ở nước này cũng khá cao, ngang ngửa với nước Mỹ hoặc có khi còn nhiều hơn. Nhiều nơi, phí phục vụ được cộng sẵn vào hóa đơn 15%. Nhưng khách thường đưa thêm một khoản nhỏ để thay lời cảm ơn. Đôi khi chỉ là tách café hay lon nước ngọt nhưng họ cũng sẵn sàng thưởng cho bồi bàn 5 euro.
Nhật Bản thường không có thói quen cho tiền tip hoặc có rất ít người bị ảnh hưởng văn hóa này của Phương Tây. Vì vậy bạn nên cẩn thận khi du lịch ở Nhật, tại một số nơi, bạn sẽ bị coi là khinh người nếu tặng thêm tiền cho phục vụ. Người Nhật thường không thích nhận tiền của khách, vì họ đã được trả 10% trích từ hóa đơn. Do đó, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu “lỡ” bỏ lại vài xu trên bàn và bị bồi bàn đuổi theo trả lại vì nghĩ rằng bạn để quên tiền thừa.
Hằng năm, Thái Lan đón 1 lượng khách lớn từ khắp các nước trên thế giới. Du khách ở mỗi nước có cách cho tiền tip khác nhau và thông lệ nhận tiền tip cũng không đồng nhất ở mỗi nơi trên nước Thái. Những nơi càng đông khách du lịch Châu Âu thì thói quen nhận tiền tip của người phục vụ thường nhiều hơn, vì thế họ rất hài lòng với công việc. Tuy nhiên, những tài xế xe lam không bao giờ lấy làm phiền khi khách trả đúng hóa đơn mà không cho thêm tiền “tip”.
Tại Singapore, theo quy định chung ở đất nước sư tử xinh đẹp thì nhân viên phục vụ ở mọi bộ phận không được nhận tiền tip. Vì thế, các nhà hàng, khách sạn đã cộng thêm 10% phí phục vụ vào mỗi hóa đơn. Tuy nhiên, nhân viên mang vác hành lý tại các khách sạn có quyền được nhận tiền thưởng của khách. Do đó, nếu hành lý của bạn được nhân viên mang lên phòng, bạn nhớ cho họ vài đô la. Còn đối với những nhân viên khác, dù bạn không cho tiền “bo” thì họ vẫn phục bạn một cách chu đáo. Qúy khách khi đi du lịch theo tour thì tiền Tip là cho HDV, lái xe chứ giá tour không bao gồm tiền Tip.
Đối với đất nước đông dân này, tiền tip được coi là điều bất thường, thậm chí còn bị xem là thô thiển. Hầu hết các nhà hàng, khách sạn nhà nước bị cấm nhận tiền tip từ khách du lịch. Vì thế, khách du lịch không phải chi bất cứ khoản tiền “tip” nào trên đất nước Trung Quốc. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ ở những khách sạn và các dịch vụ tư nhân. Một số người cho rằng, khách du lịch quốc tế rất giàu có đặc biệt là các nước phương Tây nên việc thưởng cho nhân viên vài đô cũng chẳng đáng là bao. Hơn nữa, nhân viên sẽ thích hơn khi có thêm tiền thưởng ngoài số lương có được hằng tháng.
Trước tiên, bạn nên biết mình cần thưởng tiền cho ai để không bỏ sót người nào. Danh sách những người bạn nên cho tiền tip gồm có: bồi bàn, nhân viên giặt ủi trong khách sạn, người chuyển đồ, tài xế, hướng dẫn viên du lịch, người dọn phòng, người làm mẫu ở quảng trường khi chụp hình (ví dụ khi đi Thái Lan), người phục vụ trong quán bar… Có thể bạn không nhớ tất cả những nhân viên phục vụ trên, nhưng hãy nhớ cho tiền những ai đã phục vụ bạn.
Trước khi đi du lịch bạn nên tìm hiểu qua về phong tục cho tiền tip ở mỗi nước để biết cách cho tiền 1 cách thích hợp. Vì ở nhiều nước, nếu không cho tiền “bo” bạn sẽ bị coi là không hiểu biết, đôi khi còn bị nhân viên phản ứng ra mặt.
Chuẩn bị sẵn tiền lẻ của mỗi nước. Hiện nay, đồng đô la được chấp nhận ở nhiều nước nên bạn có thể đổi đô lẻ tại ngân hàng đem theo cho tiện. Nên giữ lại tiền lẻ sau khi mua quà lưu niệm, ăn uống… Nếu hết tiền lẻ, bạn có thể đổi ở quầy lễ tân.
Khi ăn ở nhà hàng, khách sạn nên chú ý đến hóa đơn. Nếu trong hóa đơn đã cộng thêm khoảng 10% hay 15% phí phục vụ thì bạn không bắt buộc phải cho tiền tip, trừ trường hợp bạn muốn cho thêm.
Khi đưa tiền cho nhân viên phục vụ, bạn nên tỏ thái độ thân thiện và nở 1 nụ cười với họ. Hãy cho họ thấy rằng, bạn cho tiền 1 cách tự nguyện chứ không phải bắt buộc. Hơn nữa, hành động này cũng tạo thoải mái cho cả 2 bên.